Phòng chống bạo lực học đường, cần lắm yêu thương và thấu hiểu

Thứ tư - 20/03/2024 15:42
Phòng chống bạo lực học đường, cần lắm yêu thương và thấu hiểu

GD&TĐ - Bạo lực học đường là câu chuyện cũ nhưng ngày càng nảy sinh nhiều vấn đề mới phức tạp, khó lường hơn...
Phòng chống bạo lực học đường, cần lắm yêu thương và thấu hiểu

Phòng chống bạo lực học đường, cần lắm yêu thương và thấu hiểu

GD&TĐ - Bạo lực học đường là câu chuyện cũ nhưng ngày càng nảy sinh nhiều vấn đề mới phức tạp, khó lường hơn...

Học sinh chia sẻ về vấn đề bạo lực học đường tại Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng.
Học sinh chia sẻ về vấn đề bạo lực học đường tại Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng.

Cần nhận diện đúng về bạo lực học đường trong bối cảnh hiện nay, với trách nhiệm của không chỉ từ nhà trường, thầy cô mà cần sự chung tay của gia đình, cộng đồng, xã hội.

Diễn biến ngày càng khó lường

Sự việc nữ sinh lớp 10 Trường THPT chuyên Đại học Vinh tự tử không chỉ là nỗi đau thương mất mát của gia đình, nhà trường, mà còn gây rúng động xã hội. Mặc dù cơ quan chức năng không đưa ra căn cứ, kết luận sự việc đau lòng trên xuất phát từ bạo lực học đường, nhưng thực tế áp lực tâm lý hay sự phân biệt, chia nhóm có xảy ra trong lớp học của nữ sinh này.

Trước khi tự tử, em Y.N. từng chia sẻ với mẹ về việc sợ đến trường vì bị các bạn tẩy chay. Em cũng đã xin mẹ đề xuất với nhà trường về việc chuyển lớp để né tránh nhóm bạn cô lập mình. Tuy nhiên, nguyện vọng của em chưa được đáp ứng. Nhà trường cũng như gia đình không kịp phát hiện và nhận thức được mức độ nghiêm trọng phía sau sự việc, cũng như ẩn ức suy nghĩ, tâm lý tổn thương của em Y.N. để giải quyết triệt để, dẫn đến hậu quả đau lòng.

Tại diễn đàn về bạo lực học đường với tên gọi “Điều em muốn nói” tổ chức tại Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, một nữ sinh lớp 11 đứng lên thú nhận bản thân từng là “người bạo lực bạn khác”. Đó là năm ở THCS, em không thích một bạn trong lớp chỉ vì xung đột nhỏ. Với suy nghĩ đơn giản của mình thời điểm đó, em đã lôi kéo các bạn khác để cùng “không thích bạn ấy giống mình”. Em không nhận thức được rằng mình đã gây tổn thương đến bạn. Sau đó, nhận ra lỗi của mình, đã xin lỗi và làm hòa với bạn.

Tại Trường THPT Diễn Châu 3 (huyện Diễn Châu), thầy Hiệu trưởng Phan Trọng Đông cho hay đã xử lý một tình huống tương tự của nữ sinh lớp 11. Nữ sinh tên T. thường xuyên xảy ra tranh cãi, va chạm với các bạn trong lớp.

Qua theo dõi và tìm hiểu của giáo viên chủ nhiệm, bất cứ bạn nào ngồi gần, hoặc nói chuyện đều bị T. quát mắng khi không vừa ý. Dần dần, cả lớp không ai dám chơi với T. Em có nguy cơ bị bạn bè cô lập vì chính tính cách của mình và phải xin chuyển lớp.

Theo thầy Phan Trọng Đông, nắm bắt sự việc, nhà trường đã chủ động mời phụ huynh của em T. đến chia sẻ và tìm hướng giải quyết. Nhưng trong 2 lần gặp mặt, phụ huynh đều phủ nhận những biểu hiện khác thường trong tính cách, ứng xử của con mình. Đến lần thứ 3, bố mẹ em mới thừa nhận T. có dấu hiệu bệnh trầm cảm. Khi phụ huynh dám nói thẳng tình trạng của con, lúc này nhà trường mới có thể thẳng thắn trao đổi.

Phương án giải quyết cho phép em T. được chuyển đến bất cứ lớp nào mà em thích trong khối 11. Đồng thời nhà trường cũng “mở lối” nếu không phù hợp với lớp mới, em T. có thể quay về lớp cũ. Thực tế sau 2 tuần chuyển lớp, em T. đã chuyển lại về lớp D1, các bạn trong lớp cũng hiểu tính cách, vấn đề của bạn và đón nhận T. như một thành viên bình thường của lớp.

Tác giả: Tiểu học Kim An, Phạm Thị Kim Liên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Vun đắp ước mơ
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây