Hà Nội: xây dựng và phát triển mô hình “Hệ sinh thái học tập, sáng tạo”

Thứ năm - 14/11/2024 09:48
Hà Nội: xây dựng và phát triển mô hình “Hệ sinh thái học tập, sáng tạo”
Hà Nội: xây dựng và phát triển mô hình “Hệ sinh thái học tập, sáng tạo”

Hà Nội: xây dựng và phát triển mô hình “Hệ sinh thái học tập, sáng tạo”

Kinhtedothi- Xây dựng hệ sinh thái học tập sáng tạo là yếu tố then chốt trong nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển bền vững. Hệ sinh thái này không chỉ tạo ra môi trường thuận lợi cho học tập mà còn khuyến khích sự đổi mới, sáng tạo, hợp tác giữa cá nhân, tổ chức, cộng đồng.

TIN LIÊN QUAN

 

Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

CÂU CHUYỆN HỌC ĐƯỜNG06:30 06/09/2024

 

Trường tiểu học- THCS Thăng Long (Trường ĐH Thủ đô Hà Nội) có thêm cấp THPT

CÂU CHUYỆN HỌC ĐƯỜNG16:11 04/09/2024

Ngày 17/9, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội tổ chức hội thảo “Hệ sinh thái học tập sáng tạo ở các cấp học trên địa bàn TP Hà Nội - Điều kiện hình thành và khả năng ứng dụng”.

Hội thảo có sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà khoa học, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học và trường phổ thông trên địa bàn TP.
Hội thảo có sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà khoa học, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học và trường phổ thông trên địa bàn TP.

Đây là hội thảo thứ ba trong chuỗi hội thảo thuộc Chương trình 1217/CTr-ĐHTĐHN của Trường Đại học Thủ đô Hà Nội được UBND TP Hà Nội phê duyệt theo Quyết định số 4906/QĐ-ĐHTĐHN ngày 8/12/2022 của UBND TP Hà Nội về Phát triển hệ sinh thái học tập sáng tạo ở các cấp học trên địa bàn TP Hà Nội.

Hội thảo có sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà khoa học, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học và trường phổ thông trên địa bàn TP.

Phát biểu đề dẫn hội thảo, PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Thủ đô Hà Nội nhấn mạnh: "Hệ sinh thái học tập sáng tạo bao gồm nhiều thành phần như trường học, cơ sở đào tạo, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ, và các cộng đồng. Mỗi thành phần đảm nhận vai trò khác nhau nhưng đều hướng tới mục tiêu chung là khuyến khích việc học hỏi suốt đời và phát triển kỹ năng thực tiễn cho người học. Qua đó, nó không chỉ mang lại lợi ích cho cá nhân mà còn cho xã hội, giúp tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong thời đại 4.0..."

Quảng cáo


Skip Ad

Hệ sinh thái học tập sáng tạo còn tạo cơ hội cho sự giao thoa giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa giáo dục chính quy và phi chính quy, đồng thời khuyến khích việc áp dụng công nghệ trong quá trình học tập. Điều này không chỉ giúp người học phát triển toàn diện mà còn trang bị những kỹ năng cần thiết để đối mặt với những thách thức trong thế giới không ngừng biến đổi.

"Xây dựng nhà trường như một hệ sinh thái học tập, hệ sinh thái giáo dục là xu hướng tất yếu của giáo dục 4.0 được định hướng trong các chủ trương của Đảng, Nhà nước. Nhiều mô hình, dự án, đề án đã được triển khai ở những cấp độ và những nội dung khác nhau trong cả nước. Các ứng dụng này có tác động tích cực đến việc chuyển đổi số trong ngành giáo dục", PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn bày tỏ.

Với 40 báo cáo từ các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, cán bộ, giảng viên, giáo viên, hội thảo thực sự là diễn đàn trao đổi về điều kiện hình thành và khả năng ứng dụng mô hình hệ sinh thái học tập, sáng tạo ở các cấp học trên địa bàn TP.

Các báo cáo tham gia Hội thảo đã nhấn mạnh vai trò then chốt của hệ sinh thái học tập sáng tạo trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững của giáo dục và đào tạo. Nó không chỉ giúp nâng cao chất lượng dạy và học, mà còn khuyến khích sự đổi mới và sáng tạo trong các phương pháp giáo dục.

Ngoài ra, báo cáo cũng đưa ra các điều kiện cần thiết để xây dựng một hệ sinh thái học tập sáng tạo; khả năng ứng dụng mô hình; đề xuất biện pháp hỗ trợ việc triển khai hệ sinh thái học tập sáng tạo; khuyến khích sự hợp tác giữa các bên liên quan...

Tác giả: Tiểu học Kim An, Phạm Thị Kim Liên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Vun đắp ước mơ
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây