HĐ chủ yếu của GV | HĐ chủ yếu của HS |
Khởi động (khoảng 2 phút) - Cho HS quan sát màn hình bài múa: “ Em yêu trường em” - HS đồng thanh hát bài “ Em yêu trường em” |
|
1. Quan sát, nhận biết (khoảng 7 phút) | |
- Giới thiệu bài học. - Cho HS quan sát màn hình 1.1. Sử dụng hình ảnh tr.31, sgk: - Hình ảnh trong tranh nói về HĐgì? (Cho HH thảo luận) - Trình chiếu hình ảnh sgk - Các bạn đang nói về các HĐ gì ? - Trình chiếu từng hình ảnh - Nhận xét, bổ sung. - Động viên HS - Ngoài các HĐ trên bạn nào có thể nêu được một số hoạt động khác trong nhà trường? - Cho HS quan sát màn hình vài HĐ diễn ra ở trường. - Nhận xét, bổ sung. - Động viên HS - Nhận xét kết quả và thực hiện nhiệm vụ của các nhóm. GV chuyển ý. |
- Quan sát - Thảo luận - Quan sát, - Thảo luận nhóm. - Lễ khai giảng. - Hội diễn văn nghệ. - Ngày hội đọc sách. - Trả lời câu hỏi. - Nhận xét, bổ sung trả lời của bạn. - Lắng nghe. - HS nêu. - Các hội giao lưu: + Đêm hội trăng rằm. + Giao lưu với anh chị khuyết tật. + Nói chuyện với cựu chiến binh ngày 22/12 + Vẽ tranh + Điền kinh, kéo co, đá bóng,…… - Lắng nghe. |
1.2.Nhận biết đặc điểm một số dáng người và liên hệ với hoạt động cụ thể: - Cho HS quan sát màn hình.Tranh trong Sgk Trang 32 ( Trình chiếu hình ảnh sgk) + Tất cả. + Mỗi dáng người biểu đạt hành động gì? +Từng hình ảnh kết hợp giảng giải. - Tổ chức cho HS trao đổi, trả lời câu hỏi trong Sgk: + Mỗi dáng người biểu đạt hành động gì?và thường thấy trong hoạt động nào? - Tổ chức cho HS thị phạm minh họa. + Hình ảnh 1: Cầm cờ. + Hình ảnh 2: Dâng,tặng hoa. + Hình ảnh 3: Đánh trống + Hình ảnh 4: Chạy,nhảy. - Giới thiệu rõ động tác, tư thế động ở mỗi dáng người. - GV nhận xét,bổ sung, đánh giá…) - Động viên HS - Tóm tắt nội dung quan sát, kết hợp sử dụng câu chốt: Có rất nhiều HĐ thú vị được tổ chức trong năm học. |
- Quan sát, - Thảo luận nhóm. - Quan sát. - Trả lời câu hỏi theo cảm nhận. - HS thị phạm minh họa. - Quan sát. - Trả lời câu hỏi theo cảm nhận. - Nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. - Chia sẻ, lắng nghe - Khai giảng - Ngày lễ kỉ niệm ngày 20/11,8/3…. |
2. Thực hành, sáng tạo (khoảng 19 phút): Giới thiệu thời lượng của bài học (2 tiết) và nội dung mỗi tiết: - Tiết 1: Tìm hiểu và thực hành vẽ tranh tạo sản phẩm cá nhân. - Tiết 2: Tìm hiểu và thực hành vẽ, xé, cắt, dán tạo sản phẩm nhóm. |
|
2.1. Hướng dẫn cách vẽ tranh Chúng mình có thể tạo sản phẩm cá nhân hoặc nhóm theo hình thức nào ? - Yêu cầu HS quan sát hình minh họa và trao đổi, giới thiệu: + Cách vẽ tranh? + Hình dáng người ở tư thế động? - Nhận xét, bổ sung. - Hướng dẫn HS thực hành (thị phạm minh họa/trình chiếu clip)… * Cách vẽ tranh: - Vẽ hình ảnh chính. - Vẽ thêm hình ảnh phụ làm rõ nội dung tranh. - Vẽ màu theo ý thích (Dùng màu cơ bản và màu thứ cấp) * Lưu ý dùng màu tươi sáng. * Cách xé cắt dán tranh: - Chọn giấy màu nền của bức tranh. - Chọn giấy màu để xé,cắt trang phục và các bộ phận của cơ thể. *Lưu ý: Tỉ lệ Như hình ảnh cô giáo với các em HS. - Dán các dáng người theo tư thế cụ thể. *Lưu ý: Sắp xếp hình ảnh sao cho hợp lí. Như hình ảnh cô giáo các em HS làm trọng tâm.(Nổi bật) - Vẽ,xé dán hình ảnh phụ phù hợp nội dung,sắp xếp hình ảnh sao cho hợp lí. * Trò chơi. “Ghép hình” - GV nêu luật chơi - Tổ chức HS quan sát một số sản phẩm tham khảo, - Gợi mở HS giới thiệu: Sự kiện vui vẻ, dáng người tư thế động, màu thứ cấp, màu đậm, màu nhạt… ở mỗi sản phẩm. |
- Vẽ,xé dán,nặn,… - Quan sát, trao đổi - Trả lời câu hỏi - HS lên tạo dáng: Chạy ,nhảy, đá bóng ,đánh cầu,.... - Nhận xét - HS (thị phạm minh họa/trình chiếu clip)… - HS (thị phạm minh họa/trình chiếu clip)… - Quan sát, lắng nghe Gv hướng dẫn thực hành. * Trò chơi. “Ghép hình” - Nghe,hiểu luật chơi. - Thực hiện. - Quan sát, + Đêm hội trăng rằm. + Giao lưu với anh chị khuyết tật. + Vẽ tranh + Điền kinh, kéo co, đá bóng,…… - Nhận xét trả lời của bạn và bổ sung. |
2.2. Tổ chức HS thực hành: - Bố trí HS ngồi theo nhóm, giao nhiệm vụ cá nhân: - Giao nhiệm vụ: Tạo sản phẩm nhóm về sự kiện vui vẻ theo ý thích bằng cách xé, cắt, dán,nặn,…. - Gợi mở HS: Có thể chọn nội dung các hoạt động như: tặng hoa, múa hát, đọc sách…; Có thể vẽ nét tạo hình các dáng người, hình ảnh phụ và xé,cắt theo nét vẽ,…. - Sử dụng màu sắc sẵn có (màu sáp, màu dạ…) để vẽ tranh về sự kiện vui vẻ theo ý thích. - Gợi ý HS cách thực hiện, phối hợp tạo sản phẩm nhóm. - Lưu ý HS: Các nhân vật nên ở tư thế động. - Quan sát HS thực hiện nhiệm vụ…. + Gợi ý HS trao đổi với bạn trong nhóm chuẩn bị cho việc chia sẻ. |
- Thực hành: - Nhận nhiệm vụ: Tạo sản phẩm. + Tạo sản phẩm cá nhân. + Tạo sản phẩm nhóm. - Quan sát bạn thực hành. - Chia sẻ, trao đổi với bạn khi thực hành,…. - Trao đổi với bạn trong nhóm chuẩn bị cho việc chia sẻ. |
3. Cảm nhận chia sẻ (khoảng 5phút) | |
- Hướng dẫn HS trưng bày, quan sát sản phẩm. - Gợi mở nội dung HS trao đổi, chia sẻ. + Sản phẩm của nhóm bạn được thể hiện về HĐ nào ? + Chất liệu gì? + Nội dung tranh nói về sự kiện gì? + Cảm xúc của các nhân vật trong tranh? - GV tổ chức cho HS đi tham quan triển lãm phòng tranh. - Tóm tắt trao đổi, chia sẻ của HS, nhận xét kết quả học tập, thực hành; - Liên hệ bồi dưỡng phẩm chất: Qua bài học này con học tập được điều gì? |
- HS trưng bày sản phẩm nhóm. - HS điều hành: - Sản phẩm của nhóm bạn được thể hiện về HĐ nào ? - Chất liệu gì? - Nội dung tranh nói về sự kiện gì? - Cảm xúc của các nhân vật trong tranh? - HS đi tham quan triển lãm phòng tranh. - Nhận xét, tìm sản phẩm mình thích theo cảm nhận. - Vì sao? - HS tự nhận xét kết quả học tập, thực hành. - Liên hệ, với thực tế. |
4. Vận dụng và hướng dẫn chuẩn bị bài học tiếp theo bài 9 (khoảng 2 phút) | |
- Gợi mở HS: Chia sẻ ý tưởng sử dụng sản phẩm cá nhân, sản phẩm nhóm vào đời sống (trang trí, tặng…). - Nhắc HS: + Chuẩn bị đồ dùng học tậpcho tiết học tiếp theo. + Vệ sinh lớp học. |
- Lắng nghe. - Sử dụng sản phẩm cá nhân, sản phẩm nhóm vào đời sống (trang trí, tặng…). - Lắng nghe. |
Tác giả: Tiểu học Kim An, Đào Thị Như Hoa
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn