chuyên đề:      PPDH MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3

Thứ ba - 21/11/2023 09:01
UBND HUYỆN THANH OAITRƯỜNG TIỂU HỌC KIM AN     Người thực hiện: Thái Thị Qúy CHUYÊN ĐỀ CẤP TRƯỜNGNăm học: 2023 – 2024              Ngày thực hiện: 31/8/2023
UBND HUYỆN THANH OAI
TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM AN
     Người thực hiện: Thái Thị Qúy
CHUYÊN ĐỀ CẤP TRƯỜNG
Năm học: 2023 – 2024
              Ngày thực hiện: 31/8/2023
Tên chuyên đề:      PPDH MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3
Bài dạy:         Bài 02:   VỀ THĂM QUÊ (T1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT(Sau bài học, HS đạt được các yêu cầu sau)
1. Năng lực đặc thù:
- Học sinh đọc đúng rõ ràng bài thơ “Về thăm quê”.
- Biết nghỉ hơi ở chỗ ngắt nhịp thơ và giữa các dòng thơ.
- Bước đầu thể hiện cảm xúc qua giọng đọc.
- Hiểu nội dung bài: Nhận biết được tình cảm, suy nghĩ của bạn nhỏ khi nghỉ hè được về quê thăm bà.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu quê hương, đất nước qua bài thơ.
- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý bà và những người thân qua bài thơ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu:
 + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức vận động theo lời bài hát “ Về quê”
+ Bài hát nói đến điều gì?
+ Cho HS quan sát cảnh một số làng quê ở Việt Nam.
+ Em đã làm những việc gì cùng với người thân trong kỳ nghỉ hè vừa qua?(HS trao đổi nhóm 2)
- Yêu câu HS quan sát tranh dự đoán nội dung bài đọc.

- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới: “Về thăm quê”
- HS tham gia hát và vận động.

+ HS trả lời câu hỏi:
- HSQS



- HS trao đổi

- HS quan sát tranh dự đoán nội dung của bài.

- HS lắng nghe.
2. Khám phá.
- Mục tiêu:
+ Học sinh đọc đúng rõ ràng bài thơ “Về thăm quê”.
+ Biết nghỉ hơi ở chỗ ngắt nhịp thơ và giữa các dòng thơ.
+ Bước đầu thể hiện cảm xúc qua giọng đọc.
+ Nhận biết được tình cảm, suy nghĩ của bạn nhỏ khi nghỉ hè được về quê thăm bà.
- Cách tiến hành:
2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản.
- GV đọc mẫu:
 + Bài thơ được chia làm mấy khổ thơ ?






- GV HD đọc:
 + HS đọc nối tiếp khổ thơ, đọc trong nhóm 4
  thảo luận nhóm 4 tìm từ khó, ngắt nhịp dòng thơ, tìm từ giải nghĩa
- HS chia sẻ




- HS nêu từ ngữ giải nghĩa “chợp chờn” trong SGK.
- HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV chốt kến thức.
- Luyện đọc khổ thơ:
- GV tổ chức cho HS luyện đọc khổ thơ theo nhóm 4.
- GV nhận xét các nhóm.
- HS đọc cá nhân tòan bài, đọc thầm

2.2. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.
- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
+ Câu 1: Bạn nhỏ thích nhất điều gì khi nghỉ hè?

+ Câu 2: Những câu thơ sau giúp em hiểu điều gì về bạn nhỏ?
Bà em cũng mùng ghê          Bà mỗi năm một gầy
Khi thấy em vào ngõ.           Chắc bà luôn vất vả.



+ Câu 3: Kể những việc làm nói lên tình yêu thương của bà dành cho con cháu.








+ Câu 4: Theo em, vì sao bạn nhỏ thấy vui thích trong kì nghỉ hè ở quê?

- HS nêu nội dung bài thơ.
- GV chốt: Bài thơ thể hiện tình cảm, suy nghĩ của bạn nhỏ khi nghỉ hè được về quê thăm bà và cảm nhận được những tình cảm của bà dành cho con cháu.
 

- Hs lắng nghe.
- 4 khổ thơ
Khổ 1: Từ đầu đến em vào ngõ.
 Khổ 2: Tiếp theo cho đến Luôn vất vả.
 Khổ 3: Tiếp theo cho đến về ra hái.
Khổ 4: Còn lại.

- HS đọc thực hiện theo yêu câu


- Đại diện nhóm chia sẻ
+ Từ khó: vào ngõ, mỗi năm, vất vả.....
+ Câu dài: Nghỉ hè/ em thích nhất
              Được theo mẹ về quê/

-HSTL



- HS đọc nối tiếp đoạn nhóm 4.

- 1-2 HS đọc




- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:



+ Bạn nhỏ thích về thăm quê.

+ 2 câu đầu: Bạn nhỏ cảm nhận được niềm vui của bà khi được gặp con cháu.
+ 2 câu sau: Bạn nhỏ quan tâm tới sức khoẻ của bà, nhận ra bà yếu hơn, biết bà vất vả nhiều.

+ Vườn bà có nhiều quả...cho cháu về ra hái: Thể hiện bà luôn nghĩ đến con cháu, muốn dành hết cho con cháu.
Em mồ hôi... quạt liền tay: thể hiện bà yêu thương cháu, chăm sóc từng li, từng tí.
Thoáng nghe...chập chờn: Bà kể chuyện...điều mà các cháu nhỏ thích.
+ Được bà chăm sóc, yêu thương; có nhiều trái cây ngon; được bà kể chuyện,...


- HS nêu theo hiểu biết của mình.


- 2-3 HS nhắc lại nội dung bài thơ.
 
   
4. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh.
+ GV nêu câu hỏi em thấy có những cảnh đẹp nào mà em thích ở một số làng quê?
- Nhận xét, tuyên dương
- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
- HS quan sát
+ Trả lời các câu hỏi.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
4 Củng cố dặn dò.
- Trò chơi“ Hái táo”                                                  - 1HS điều khiển
- Yêu cầu HS nhắc lại bài học
- Nhận xét bài học.                                                       - Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- Dặn dò về nhà.                    
 
                                        ---------------------------------------------------------

 

Tác giả: Tiểu học Kim An, Phạm Thị Kim Liên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Vun đắp ước mơ
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây