Trẻ gặt hái được phần thưởng là sự công nhận từ những người khác đối với thành tích của mình. Quan trọng nhất, trẻ sẽ phát hiện ra rằng mình có một số quyền kiểm soát cuộc sống: Nếu con cố gắng làm điều gì đó, cùng với sự kiên trì, thì cuối cùng con sẽ thành công.
Ví dụ, khi con tập bắt bóng, bé sẽ học được từ những sai lầm của mình, phát triển tính kiên trì và kỷ luật. Sau đó con sẽ trải nghiệm được niềm vui thành công từ nỗ lực của chính mình.
Cho phép trẻ buồn hoặc tức giận
Khi con bạn tỏ thái độ buồn chán, chui vào một góc trong bữa tiệc sinh nhật, phản ứng tự nhiên của bạn có thể là nói: "Con phải vui vẻ như mọi người chứ!".
Cũng có một số cha mẹ cảm lo lắng quá mức mỗi khi đứa con bé bỏng của họ bị từ chối, không được mời đến bữa tiệc sinh nhật bạn bè, hoặc mỗi khi bé khóc vì không đạt được như ý muốn.
Trẻ em cần biết rằng đôi khi buồn bã cũng không sao, đó chỉ là một phần của cuộc sống. Nếu bạn cố gắng kìm nén tất cả mọi điều không vui, bé có thể hiểu rằng cảm giác buồn bã là sai trái. Hãy để con bạn trải nghiệm mọi cảm giác chân thực, bao gồm cả nỗi buồn.
Thay vì dồn nén vào trong, hãy khuyến khích con bạn thể hiện cảm xúc của mình bằng lời nói. Đừng cố gắng giải quyết các vấn đề của con, thay vào đó hãy lắng nghe và giúp con hướng giải quyết.
Ví dụ, hãy cho phép bé nói: “Mẹ, con rất giận mẹ” hoặc “Con rất buồn vì hôm nay không được đi chơi”. Khi đó, bố mẹ có thể trả lời rằng: "Bố mẹ xin lỗi vì làm con buồn bực" hoặc "Bố mẹ cũng rất tiếc, cũng buồn", và tiếp tục trò chuyện với con.
Lắng nghe con
Bạn có thể hỏi trực tiếp rằng con có hạnh phúc không và xem phản ứng của con, hoặc chí ít thì đây cũng là một cách thể hiện sự quan tâm.
Giao tiếp cởi mở là điều cần thiết để hiểu được tâm trạng của con bạn. Ví dụ, hãy nói với con: “Con có vẻ buồn. Có điều gì muốn nói với mẹ không? Có điều gì làm con phiền lòng?” Sau đó, hãy để trẻ kể chuyện cho bạn nghe. Nếu bé từ chối chia sẻ, hãy thử lại vào ngày hôm sau.
Nếu bạn lo lắng rằng con đang phải đối mặt với một vấn đề nào đó, hãy thử nói chuyện với cô giáo, người chăm sóc thường xuyên và các phụ huynh khác để xem có thông tin gì hữu ích không.
Hầu hết các trường hợp trẻ không vui hoặc khó chịu là do môi trường sống căng thẳng: đánh nhau với bạn bè, cãi nhau với anh chị em hoặc gia đình bất hòa.
Nhưng đôi khi nguồn gốc của sự bất mãn còn nghiêm trọng hơn.
Nếu bạn thấy các dấu hiệu không vui cứ đeo bám con quá mức như bé miễn cưỡng đến trường mỗi buổi sáng, lo lắng mất đi bố mẹ, giả vờ bị bệnh, luôn cảm thấy buồn bã, khó ngủ hoặc khó ăn hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe tâm thần chuyên về trẻ em. Nhìn chung thì trầm cảm ở trẻ mẫu giáo là không phổ biến.
Hướng dẫn trẻ biết quan tâm và chia sẻ
Nghiên cứu cho thấy những người tìm thấy ý nghĩa trong cuộc sống sẽ ít cảm thấy chán nản hơn. Và cả trẻ nhỏ cũng vậy. Ví dụ, khi giúp đỡ mẹ những công việc nhà đơn giản, như lấy quần áo ra khỏi máy sấy, sẽ khiến con bạn cảm thấy vui vì có đóng góp.
Một số gia đình có thói quen từ thiện và giúp đỡ người khác cũng nuôi con đúng cách. Ví dụ, sau trận lũ lụt, bạn có thể cùng con soạn đồ dùng học tập và ba lô để quyên góp cho những đứa trẻ khác.
Cho con biết rằng có một người bạn tốt là vô cùng quý giá
Một số phụ huynh lo lắng rằng con họ không phù hợp với cuộc sống của những bữa tiệc. Nhưng điều quan trọng nhất là con bạn cảm thấy được sự kết nối, như là một người bạn mà con có thể chuyện trò, hoặc một người mà con có thể chơi cùng vào mỗi giờ giải lao. Không cần con phải có quá nhiều bạn, chỉ một số người bạn thật sự tốt là đủ.
Dạy con kỹ năng đề phòng những người lạ
Hãy cho con biết rằng con luôn có bố mẹ, hoặc thầy cô giáo ở bên cạnh, vì thế con sẽ không cần phải sợ những người lạ nữa. Một khi con đã đủ lớn để có thể ra đường một mình, hãy trao đổi với con cách để tự bảo vệ bản thân mình.
Khi trẻ trải nghiệm một điều gì đó đáng sợ và không cảm thấy an toàn, ban đầu những cảm xúc này thường bị bé tự dồn nén lại. Tuy nhiên về mặt tự nhiên cơ thể của con người lại luôn có thể cảm nhận được những sự sợ hãi này và khiến cho chúng luôn trực chờ được thoát ra ngoài, chính vì thế lúc nào bé cũng cảm thấy hồi hộp.
Nếu như con bạn gặp phải tình trạng này, hãy cho bé cơ hội để chơi những trò chơi có tính kích thích một chút, như là chơi tàu lượn trên không, tất nhiên là phải dưới sự bảo vệ của bạn.
Và khi bé đã cảm thấy đủ an toàn để bộc lộ sự sợ hãi của mình ra thành nước mắt, hãy đón nhận chúng. Điều này về lâu dài sẽ giúp bé có thể đối phó một cách tự nhiên với sự nhút nhát của mình và trở nên bạo dạn, linh hoạt hơn.
Tác giả: Tiểu học Kim An, Thanh Loan
Nguồn tin: Báo Giáo dục thủ đô
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn