Giải quyết bất hoà từ việc “đổi giọng”
Có một câu chuyện như sau:
Sau khi tan học về, con gái bà Hồng là Tâm trách giáo viên đã quát mắng mình trước mặt các bạn trong lớp.
Bà Hồng thấy vậy liền chất vấn con “Con đã làm gì hả?” Tâm giận dỗi nói “Con có làm gì đâu”, “Không thể nào, cô giáo không bao giờ cô cớ mắng học sinh”.
Tâm lẳng lặng ngồi xuống ghế, chăm chú nhìn mẹ. Bà Hồng tiếp tục vặn hỏi: “Vậy con định giải quyết chuyện này như thế nào”
Tâm bướng bỉnh nói: “Con mặc kệ”.
Nếu lại hỏi như vậy sẽ tạo mối bất hòa giữa hai mẹ con mà không giải quyết được vấn đề. Lúc đó, bà Hồng thay đổi thái độ, dùng lời lẽ thân thiện nói với con: “Mẹ chắc lúc đó con khó xử lắm, bởi vì cô giáo đã mắng con trước mặt cả lớp”.
Tâm ngẩng đầu lên nhìn mẹ băn khoăn. Mẹ nói tiếp: “Mẹ nhớ hồi mẹ học lớp 4 tuổi, mẹ từng gặp chuyện như vậy. Có gì đâu, mẹ chỉ đứng lên mượn một cây bút chì trong khi cả lớp đang làm bài thi môn toán. Cô giáo cho rằng mẹ làm mất trật tự. Lúc đó, mẹ cảm thấy rất ngượng ngùng và tức giận lắm.”
Tâm thấy trong lòng nhẹ nhàng hơn, hứng thú hỏi “Thật hả mẹ? Con cũng chỉ mượn bút chì trong giờ học thôi, bởi vì con không có bút chì. Con cảm thấy đó là một việc nhỏ. Cô giáo mắng con như vậy thật không công bằng!”
“Đúng vậy, nhưng con đã nghĩ ra cách nào để tránh sau này không lăp lại chuyện đó chưa?.” “Con có thể chuẩn bị đầy đủ bút, như thế sẽ không ngắt lời giảng của cô nữa”. “Con chú ý đừng phạm sai lầm nữa nhé”.
Mục đích của bà Hồng là khiến cho Tâm không lặp lại hành vi khiến cô giáo bực mình. Bà đã dùng cách kể lại cho con câu chuyện của chính mình và đã dành được tình cảm của Tâm. Khi thay đổi thái độ và cách ứng xử, bà Hồng đã dành được sự hợp tác của Tâm, mong muốn bàn bạc vấn đề, tìm ra được phương pháp giải quyết có lợi.
Tác dụng thay đổi cục diện ở đây là gì?
Bí mật lớn nhất ở chỗ bà đã đặt mình vào địa vị của con để chia sẻ cảm giác với con. Điều đó giúp Tâm không phải ở vào trạng thái phải tự vệ hay chuẩn bị đối phó với mẹ.
Và như vậy, con cảm thấy được đồng cảm và trở nên cởi mở, sẵn sàng chia sẻ cảm xúc trong lòng. Từ đây, hai mẹ con có thể tìm được tiếng nói chung trong việc nhận định sự việc, tìm được phương pháp hợp lý để giải quyết sự việc mà trong lòng cả hai đều cảm thấy thoải mái.
Hãy đứng ở điểm nhìn của con trẻ
Cha mẹ muốn con mình làm một việc gì đó, cha mẹ hãy làm cho con mình hiểu vì sao phải làm như vậy. Như thế, con bạn mới thực hiện việc đó một cách tự nguyện. Nếu con không hiểu được ý của cha mẹ thì trẻ cũng khó có thể làm theo mong muốn của họ.
Nếu phòng của con bừa bộn đòi hỏi phải được dọn dẹp gọn gàng. Khi đó, cha mẹ có thể nói với con rằng phòng ai, người đó phải thu dọn. Cứ theo lý đó, con đương nhiên sẽ đi dọn phòng của mình.
Nhưng thực tế, chuyện đó thường không diễn ra dễ dàng như vậy. Có khi, trong quá trình dọn dẹp, trẻ phát hiện ra điều lý thú nào đó, trẻ bỏ dở việc dọn phòng, cuối cùng phòng vẫn chưa được dọn gọn gàng.
Khi đó, cha mẹ có thể sẽ không vui và la mắn con. Con không nghe, cha mẹ đánh đòn và bắt tiếp tục phải dọn phòng gọn gàng. Vậy là con vừa tìm được cảm hứng vui chơi liền bị cha mẹ can thiệp một cách thô bạo, trong lòng không cam tâm tình nguyện làm tiếp công việc đang dang dở, kết quả mà các bậc cha mẹ sẽ thu được không như mong muốn.
Trẻ có thể đứng vào góc tường, dù bạn có gào thét lên trẻ cũng không quan tâm, thậm chí còn cãi lại và làm xấu trước mặt cha mẹ, không thèm làm theo yêu cầu. Trong tình huống này, người mẹ nên lựa lúc khác nói chuyện với con, xem vấn đề sẽ như thế nào.
Bản thân trẻ thường cần đến sự giúp đỡ của cha mẹ, bởi làm như vậy đã chứng tỏ chúng có khả năng. Cha mẹ nên trò chuyện hòa nhã với con. Đối với mỗi việc trẻ làm, cha mẹ nên thể hiện sự quan tâm chú ý, cho rằng con cái đã trưởng thành, đã có thể giúp cha mẹ khi bận rộn. Đó là một việc rất tốt, điều đó khiến trẻ rất vui, có khi còn tích cực giúp đỡ hơn.
Khi trẻ em cho rằng cha mẹ hiểu được cách nghĩ của mình, bạn có thể giành được sự hợp tác và thay đổi chúng một cách dễ dàng. Một khi trẻ cảm nhận được sự đồng cảm, sẽ nghe theo ý kiến và cùng bạn tìm cách giải quyết vấn đề.
Dưới đây là 3 phương pháp giúp các bậc cha mẹ giành được sự hợp tác từ phía con:
Thứ nhất, nói cho con biết bạn hiểu tâm sự của trẻ lúc đó và cần chứng tỏ cho con thấy lý giải của bạn là đúng.
Thứ hai, dùng những trải nghiệm thành công và thất bại của mình để giáo dục con.
Thứ ba, sau khi đạt được hai bước thành công trên, con bạn sắp ngả theo ý kiến của bạn, khi đó có thể hỏi con xem trẻ có muốn cùng cha mẹ tìm ra cách giải quyết vấn đề hay không. Và hỏi trẻ có suy nghĩ nào khác không, đó là cách ứng xử giữa người lớn với trẻ hoàn toàn dựa vào sự trao đổi bằng lời, con luôn luôn đồng ý hợp tác và sẽ nhận được một kết quả tốt đẹp.
Nếu không có kết quả, cha mẹ có thể đưa ra một số đề nghị của mình. Bởi thái độ thân thiện, quan tâm và tôn trọng không thể thiếu trong việc giành được sự hợp tác của con cái.
Cha mẹ hãy nhớ rằng, trong giao tiếp giữa con và cha mẹ, thành công lớn nhất là sự hiểu biết lẫn nhau. Thất bại lớn nhất là không hiểu được nhau./.
Tác giả: Tiểu học Kim An, Nguyễn Giang
Nguồn tin: Báo Giáo dục thủ đô:
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn